Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Cà gai leo, cây thuốc nam giải độc gan độc đáo của người Việt Nam

Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
Tính vị, tác dụng: có tác dụng trị phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, sơ gan, gan nhiễm mỡ. Cà gai leo được giới khoa học từ năm 1986 đã phát hiện ra hợp chất glycoalcaloid có trong cây Cà gai leo(CGL) có khả năng bảo vệ tế bào gan rất mạnh, và ngăn chặn xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, giải rượu mạnh, sản phẩm rất hữu ích cho người uống nhiều rượu và viêm gan vi rút. An toàn khi sử dụng, hiệu quả và kinh tế.
Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng trị ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng trị rắn cắn, đau nhức xương khớp.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
Gan, nhà máy lọc chất độc” của cơ thể. Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc… Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống  rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao. Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm… mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…Chúng tôi xin giới thiệu cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là :
CÀ GAI LEO HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B - GIÚP HẠ MEN GAN NHANH TỪ THẢO DƯỢC
Phát hiện tác dụng đặc biệt của Cà gai leo trong hỗ trợ điều trị Viêm gan B - men gan tăng cao mang nhiều ý nghĩa quan trọng  và hạn chế lây lan viêm gan B trong cộng đồng và chính người thân của người bệnh.
* Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
* Tính vị, tác dụng: có tác dụng trị phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, sơ gan, gan nhiễm mỡ. Cà gai leo được giới khoa học từ năm 1986 đã phát hiện ra hợp chất glycoalcaloid có trong cây Cà gai leo(CGL) có khả năng bảo vệ tế bào gan rất mạnh, và ngăn chặn xơ gan, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, giải rượu mạnh, sản phẩm rất hữu ích cho người uống nhiều rượu và viêm gan vi rút. An toàn khi sử dụng, hiệu quả và kinh tế.
Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng trị ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng trị rắn cắn, đau nhức xương khớp.
* Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
* Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM VIÊM GAN B
Trước hết, tìm hiểu về các con đường lây Viêm Gan B để biết cách phòng tránh lây nhiễm ( Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) báo động- Ở Việt nam tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B khoảng 20% cộng đồng):
+ Lây qua đường máu: Có thể lây qua trong trường hợp truyền máu, phẩu thuật, nhiều nhất là tiêm chích ma túy. Ngoài ra, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng cung mang lại nguy cơ khi bị trầy xước...
+ Từ mẹ sang con: Nguy cơ này có thể lây cho thai nhi lên đến 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh.
+ Sinh hoạt qua đường tình dục: Nguy cơ lây nhiễm cả tình dục đồng giới và khác giới.
VÌ SAO CÀ GAI LEO MIỀN TRUNG và HÒA BÌNH TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT ?
Nói về tác dụng với tế bào gan, thầy thuốc nhân dân, GS.TS Nguyễn Văn Mùi, bệnh viện Quân y 103 khẳng định: “Cà gai leo thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với các dược liệu biết đến từ trước đến nay ”.
Từ lâu, loài cây đã được người dân khu vực miền Trung phát hiện, dùng như loại trà uống hằng ngày. Tuy nhiên, từ sau 4 luận án tiến sỹ nghiên cứu chuyên sâu và thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mãn tính cho kết quả rất tốt tại bệnh viện đa khoa lớn ở Hà Nội, Cà gai leo chính thức ghi nhận là dược liệu quý. Nó nhanh chóng trở thành đối tượng bị nhiều người “săn lùng”.
Trong nhiều loại Cà gai leo thì Cà gai leo Miền trung và Hòa Bình được chứng minh dược tính tốt nhất, và giá trên thị trường cũng cao hơn nhiều các loại Cà gai leo khác. Cà gai leo Miền trung thân nhỏ, nhiều gai, sống ở vùng khí hậu nóng và khô cằn cho dược tính cao hơn hẳn, hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị.
AI CẦN PHẢI UỐNG CÀ GAI LEO NGAY?
-  Người bị viêm gan B virut, xơ gan, u gan…. có dấu hiệu: mỏi mệt, đau tức hạ sườn, vàng da, nước tiểu vàng, niêm mạc vàng, mẩn ngứa, mề đay, ăn uống kém, khó tiêu….
-   Người bị men gan cao
-   Bệnh nhân viêm gan B
-   Người thường xuyên sử dụng bia rượu, gây tổn thương gan.
CÁCH DÙNG CÀ GAI LEO KHAI THÁC 100% MIỀN TRUNG
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g
1. Trị viêm gan, xơ gan, chống tế bào gây ung thư.
 - Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g.
 - Cây dừa cạn 10g.
 - Cây chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu)  10g.
Sắc uống hằng ngày.
2. Điều trị phong tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:
Cà gai leo 10g, Dây Gấm 10g, Thổ phục linh 10g, Kê huyết đằng 10g, Lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tực từ 10 – 30 thang. Hoặc dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.
3. Điều trị ho gà, suyễn:
Cà gai leo 10g, Thiên môn 10g, Mạch môn 10g. Sắc uống. Ngày 1 thang
4. Bài thuốc dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá sắc uống hàng ngày
5. Giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng trị ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
6. Điều trị ho do viêm họng: Rễ hoặc thân và lá cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
7. Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.
8. Trị rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
9. Trị sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).
* Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh.
Viêm gan B không cụ thể thời gian hỗ trợ điều trị vì phụ thuộc vào tình trang bệnh, giao đoạn bệnh của người mắc bệnh, độ tuổi và tình trạng của người bệnh. Người bệnh viêm gan B cần kiên trì và thời gian lâu dài. Thông thường ít nhất nên dùng liên tục Cà gai leo trong 4 tháng. Trong quá trình dùng Cà gai leo,  để nắm bắt được tác dụng của thuốc nên khám định kỳ 2 tháng/1 lần.
Lưu ý: Cà gai leo AN KHANG là thảo dược tự nhiên 100%, tuyệt đối an toàn nên có thể dùng cho cả gia đình để hỗ trợ điều trị và hạn chế lây nhiễm.
VÌ SAO BẠN PHẢI DÙNG CÀ GAI LEO AN KHANG TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ?
Cơ sở Trà Thảo dược An Khang chuyên về các loại thảo dược Việt, có nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ giúp bạn dùng được dược liệu tốt nhất. Trong nhiều sản phẩm đang có, Cà gai leo được nhiều khách dùng phản hồi đánh giá rất tốt. Cà Gai leo Miền trung  tốt nhất trị bệnh gan hotline:  0939.889262 hoặc 0939.295245
Cà Gai Leo tương đối phổ biến ở nhiều vùng nước ta. Mua Cà Gai leo không khó. Trên thị trường hiện nay có thể mua dạng cây khô, sản phẩm viên uống hoặc bào chế chung với lọai cây khác như mắc mật…, Nhưng để chọn Gà Gai Leo tốt nhất trong điều trị bệnh gan, chúng tôi có những lý do khuyên bạn nên chọn Cà Gai Leo An Khang.

Đầu tiên: loài cây này có dược tính trị bệnh tốt nhất ở khí hậu khô cằn ở miền trung, hoặc Miền núi phía Tây Bắc (Hòa Bình) và là loại hoa leo dây nhỏ (không phải Cà dại hoa trắng như nhiều người ở Miền Tây truyền tai nhau trồng). Đây chính là nguồn thảo dược các công ty dược liệu, trà thảo dược dùng để chế biến thành sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên, dạng cao hay Trà Cà Gai Leo. Do vậy, về chất lượng, chúng tôi đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả.
Cà Gai Leo An Khang được sản xuất lưu hành đã được cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm.
* Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người
Nhanh ! Nhanh ! Nhanh! Hãy gọi cho chúng tôi để có giá ưu đãi. 0939.889.262.
Liên hệ: Cửa hàng An Khang: số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. (Hẽm 246 chợ Tầm Vu, đường Tầm Vu là đường ven sông, đường cặp bên cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi quẹo phải). ĐT: 0939.889262. Giao hàng tận nơi miễn phí tại nội ô TP Cần Thơ với đơn hàng 300.000đ trở lên..
 PHÂN BIỆT CÀ GAI LEO VỚI CÀ DẠI
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại được gọi là cà gai leo, giá rẻ hơn cà gai leo thật gấp đôi nhưng thực chất đó chỉ là cây cà dại. Có khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa cà gai leo với cà dại bởi hình dáng của chúng khá giống nhau. Nhưng để ý kỹ bạn sẽ có cách phân biệt được những điểm khác nhau giữa hai loại cây này. Một số điểm khác nhau như:
  • Về thân cây: Cà dại cao hơn cà gai leo, thân cà dại mọc đứng, thường cao từ 2 -3 m, trong khi đó cà gai leo thân nhỏ, mọc xòa rọng, thường chỉ cao từ 0,6 - 1m.
  • Lá cây: Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo: Chiều dài lá từ 5 đến 10cm ( Cà gai leo 3-4cm)
  • Quả: Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo (5-7mm)

PHÂN BIỆT CÀ GAI LEO VỚI CÀ TÀU

Cà tàu cũng thường bị nhầm lẫn với cà gai leo, nhưng nếu quan sát kỹ từ các đặc điểm bên ngoài bạn hoàn toàn có thể phân biệt được chúng.
  • Toàn thân cây và lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng gần gióng các loại cà cho ăn quả. Toàn thân, cây và cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc
  • Hoa:  Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3 -5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8 -9 cm
  • Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 -3 cm.
                                                                   Cà gai leo chuẩn

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Cây An Xoa cho người bị viêm gan, xơ gan cổ trướng

Tham khảo : Câu chuyện kể về cây thuốc chữa bệnh gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối

Tôi tên Hòa, 50t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh việc Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gang, và chuyển tôi thẳng vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.Tại đây các bác sỹ lại chuẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm .

Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần. Ban đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì. Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết.
Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chi một loại cây chữa bệnh gan vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước. Người bạn này đã chỉ cho cây an xoa vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình.
Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây an xoa về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà. Khi uống vào bụng tôi cồn cào, sôi sung sục, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết.
Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước. Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út. Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại.
Cây an xoa quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những ngừoi cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi.Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như : viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gan cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều khỏi hẳn, kể cả những người tim hay mệt cũng giảm bớt.
Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gan C, da dẻ cũng vàng, bụng cũng chướng , kèm theo viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo lời khuyên của bác sỹ, những người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì tính hàn trong thuốc nam vì thuốc nam có tính hàn. Nhưng người bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh mặc dù không tin là mấy. Thật không ngờ sau vài ngày sử dụng, bạn tôi cũng đi phân lỏng, sau đó đi phân bình thường, rồi từ từ da dẻ cũng hồng hảo, khỏe mạnh lại. Người bạn này chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng viêm đại tràng đã dần hồi phục, không còn bị phân lỏng , và khỏe mạnh như người bình thường.
Như vậy không chỉ chữa bênh gan, mà cây an xoa còn chữa bệnh đại tràng cực kỳ hay, kể cả những người bịnh trĩ. Thật ra chức năng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan tôi chắc chắn với mọi người rằng tất cả các bệnh liên quan đến gan nó đều chữa được, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa cực tốt, ăn được, ngủ được. ...Tôi mong các anh chị, cô chú, các bạn nếu ai trong tình cảnh như tôi có thể tìm đến loại cây này để chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này...Chú ý trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.

                                                SƯU TẦM THEO : TRI THỨC

Cây An Xoa , An Xoa là tên gọi theo tiếng Campuchia

- TÊN KHOA HỌC: Helicteres hirsuta Lour. thuộc họ Trôm - Sterculiaceae (Một số tài liệu nước ngoài xếp vào họ Malvaceae).
- TÊN TIẾNG VIỆT: Tổ kén cái; Dó lông; Thâu kén lông; Tổ kén lông; Thâu kén cái; Con chuột (Theo Võ Văn Chi, Phạm Hoàng Hộ). 
- Tác dụng: Tổ kén cái còn có tên Dó lông, tên khoa học Helicteres hirsuta Lour., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
Tổ kén cái ( Cây An Xoa) được phân bố khắp nơi nước ta, còn có ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á châu. Cây dùng làm thuốc chữa ung nhọt. Rễ dùng làm dịu đau, dùng chữa kiết lỵ, đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc, còn dùng chữa đái dắt.
Kinh nghiệm dân gian dùng Cây An Xoa để sổ xà chữa khối u gan, viêm gan B, xơ gan cổ trướng, ung bướu gan, viêm đại tràng:
Cây “ an xoa” về sắt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ, rửa sạch, rồi đem nấu nước uống. mỗi lần dùng 100g 1,5 lít  Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc uống hết , sau đó lấy bã còn trong bình nấu  loãng  2lít nấu còn 2 chén nữa. Như vậy là một ngày uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà.
Những người bị viêm gan virut, men gan cao, gan nhiễm mỡ hoặc để giảm mỡ bụng thì lấy 50gam cây an xoa kết hợp với 50gam cà gai leo nấu với 1,5 lít nước uống thay nước hàng ngày sẽ cho kết quả tốt.

Quý Khách Đến Địa Chỉ bán cây an xoa tại Cần Thơ, Hậu Giang:
Cơ sở 1 tại Cần Thơ : Cửa hàng An Khang. số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Vào hẽm 246 sát chợ Tầm Vu, chạy thẳng 100m quẹo trái). ĐT: 0939.889262. website: sanvatquy.vn . 

Phát hiện mới về một loài cây khiến nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng mừng rỡ

Câu chuyện về cây thuốc mang tên một loài chim


Người dân sống ở vùng núi cao, khi đi rừng phải trèo đèo, lội suối, va đập với đất đá – cây cối, nên thường xuyên bị thương tật, gãy chân gãy tay. Họ không tìm ra cách thích nghi – khắc phục để sống ở địa hình môi trường đó. Họ tìm đến các ông lang, nhưng các ông lang cũng lắc đầu. Mỗi khi trời sáng, trời chiều, tiếng bìm bịp như nhắc họ đã qua một ngày nữa mà họ chưa hoàn thành được công việc đang làm. Loài chim như chỉ dẫn, mách bảo điều gì đó, nhưng không ai biết. Ngày đó, trong làng có ông lang họ Ma, tuổi còn trẻ, như hiểu được lời của loài chim này. Ông lang họ Ma quyết định đi tìm hiểu về chúng. Tìm mãi tìm mãi, một hôm ông thấy cái tổ rất to tổ của một loài chim, nó rất hôi hám, nhưng con non lại phát triển rất tốt. Loài chim này là loài ăn tạp, từ rắn đến cá tôm hay chuột nhỏ; một số loài chim khác cũng làm mồi cho chúng. Ông theo dõi thấy loài chim này thường xuyên thay đổi rác lót trong tổ thay vì phải tha phân bỏ đi chỗ khác, con non thì không hề mắc bệnh gì. Ông thán phục vì khả năng ấy của chúng. Nghĩ rằng loài chim này có khả năng tự chữa bệnh rất giỏi, ông quyết định thử khả năng khác của chúng. Chờ lúc chim bố mẹ bay đi kiếm mồi, ông bẻ gãy chân con non. Nửa ngày sau quay lại kiểm tra thấy diều chúng có màu xanh của lá cây, chỗ gãy của con non được đắp một lớp lá nhơn nhớt đã được nhai nát. Kiểm tra thì thấy đó chính là cây mà loài chim này thường xuyên thay trong tổ. Vài ngày sau, ông quay lại thì thấy chân của con non gần như không còn vết tích gì của chỗ gãy.Ông về làm theo, kết quả thật kỳ diệu. Từ đó ông học theo bài thuốc ấy. Cây này có rất nhiều nhưng ông không biết tên cây, nên dặt tên bằng tên loài chim đã tìm ra nó. Từ đó bài thuốc cây bìm bịp ra đời.Thầy lang Ma Công Ngoan ở Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh vốn là người dân tộc Nùng, nguyên quán ở Trùng Khánh, Cao Bằng. Thầy Ngoan được truyền dạy lại kinh nghiệm qua mấy đời lấy thuốc từ ông cha để lại. Thầy cho biết về cây thuốc bìm bịp để bó xương có tác dụng làm liền xương rất nhanh. Thầy đã bó cho rất nhiều ca ngã, tai nạn bị gãy tay gãy chân. Nếu bó liền sau khi gãy thì xương liền lại trong vòng 12 giờ đồng hồ, đó là điều rất kỳ lạ từ cây bìm bịp.Bài bó xương có rất nhiều loại. Dưới đây là bài bó xương mà thầy Ngoan chia sẻ: Lấy lại chỗ xương bị gãy, nắn cho thẳng Lấy một nắm lá bìm bịp rửa sạch, cho một chút muối tinh rồi giã nátBắt đầu bó: đắp lá xung quanh chỗ bị gãy rồi lấy mảnh vải mỏng quấn quanh để giữ lá và chống hoại tử da khi băng chặt, lấy một đoạn cây mía (mía ăn – mía đen) tương đương bằng đoạn khớp xương bị gãy chẻ làm 4 mảnh nẹp ở bên ngoài tránh động đến chỗ gãy, sau lấy băng dính bản to băng chặt cả khớp xương như bó bột. Hai hôm thay lá một lần. Chỉ một tuần là liền, nhưng vẫn phải nẹp cây để cho xương hoàn thiện. Khi thay băng phải nhẹ nhàng, tránh động mạnh làm lệch chỗ xương đang ăn ra. Trong thời gian bó, để cho người bệnh đó nhanh lành xương và an tâm hơn, dùng chính bộ phận cây bìm bịp băm nhỏ sắc đặc cho uống.

Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.  


Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp

 Cây Bìm bịp, đó chính là loại cây đã giúp anh Bùi Quang Dũng (ấp Nghĩa Phú, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) thoát qua căn bệnh dai dẳng cả chục năm, khi anh được một bác thợ cắt tóc cho ăn 5 lá bìm bịp. Lần đó, bệnh đau dạ dày của anh tái phát khi anh đang trên đường đi Tiền Giang, sau khi ăn 5 lá thuốc lạ, cơn đau dịu xuống rồi mất hẳn. Nghe bác thợ giới thiệu công dụng của cây, anh Dũng vô cùng ngạc nhiên. Thế nhưng, anh chưa tin vào lời người đàn ông mới quen này. Vậy là, anh lên kế hoạch… kiểm chứng.
Biết bệnh đau dạ dày của mình không chịu được những thức ăn khó tiêu, anh hỏi xin một nắm lá thuốc rồi “liều thân” mua một hộp xôi gà. Về nhà, sau khi ăn xôi, thấy đau bụng dữ dội, anh Dũng biết đã đến lúc để thử thuốc.
Ăn 5 lá bìm bịp, anh Dũng hồi hộp ngồi chờ kết quả. Ngoài sự mong đợi của anh, cơn đau không còn dữ dội và kéo dài như trước đây mà dịu dần rồi mất hẳn. Sau lần đó, anh Dũng cất công trở lại Tiền Giang, tìm bác thợ hớt tóc để xin cây về trồng lấy lá ăn, và bệnh của ăn đã lành hẳn sau gần một tháng ăn lá bìm bịp.
“Bìm bịp là tên dân gian của cây cồng cộng. Cây có tác dụng làm mát gan, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng và hỗ trợ hệ bài tiết trong việc thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng…của bệnh nhân đau dạ dày giảm” - Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Trễ, Khoa Dược, Viện Y học dân tộc TP.HCM.
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.Bộ Phận DùngToàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:Trẻ em, người lớn thường lở miệngLá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.Các khớp sưng đau mãn tínhToàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưngLá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, giảm tiết mật, đau nhức do phong thấp, gãy xương,… Các nghiên cứu còn cho thấy cây xương khỉ chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, tanin, flavon, glycosid, của cerebrosid và glycerol có tác dụng trị mụn rộp ở mép, miệng.

Một số cách sử dụng theo kinh nghiệm:
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Toàn cây xương khỉ khô 30g, râu ngô 20g, lá vọng cách 12g, trần bì 12g, sâm đại hành 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ  với 1.000ml nước,  đun sôi nhỏ lửa 30 phút; chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày một liệu trình.
Bài 2: Chữa lở miệng: Lá xương khỉ tươi 60g, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày.
Cây xương khỉ 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g; thêm 1.200ml, sắc lấy 300ml; chia 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày; dùng liên tục 15 ngày.
Bài 4: Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức xương: Cây xương khỉ tươi 80g, ngải cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g; tất cả rửa sạch, giã nhuyễn, xào nóng với dấm, để ấm đắp vào chỗ bị bệnh, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ, sáng dậy tháo ra, liên tục 10 ngày; nếu kết hợp với thuốc sắc uống, tác dụng càng nhanh.
Lưu ý: Do cơ địa mỗi người một khác, để bài thuốc đem lại hiệu quả cao cần đến lương y có uy tín để được bắt mạch kê đơn cho phù hợp.

Trị khỏi bệnh ung thư bằng cây BÁCH GIẢI ( cây xương khỉ )

Dành cho những ai đang bị ung thư kể cả ung thư giai đoạn cuối. Rất nhiều người bị ung thư; ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư máu…. đã khỏi bệnh nhờ cây thuốc BÁCH GIẢI( cây xương khỉ) của nhà Hải Triều bản thân bạn ấy cũng đã khỏi ung thư nhờ cây bách giải nay gia đình bạn vào rừng hái thuốc về phát thuốc miễn phí cho mọi người. Đây là trường hợp của một chú bị u phổi và ung thư vòm họng  Sau khi điều trị bằng lá bách giải trong thời gian 2 tháng thì đã có kết quả tốt . Chú đã không còn cảm thấy đau nhức trong phổi như lúc trước . Sau khi siêu âm và citi cho thấy các hạch và khối u đã giảm nhỏ lai

Theo Lương y Nguyễn Văn Cường, Hội đông y Biên Hòa thì:“Cây xương khỉ mọc dại khá phổ biến ở miền Nam. Có nguồn tin từ Malaysia cho rằng cây xương khỉ này, dùng lá say sinh tố uống nước có thể chữa khỏi ung thư. Cây xương khỉ là loài cây mọc dại còn có tên khác là khỉ xanh, ngải bìm bịp, mảnh cộng,xương khô (khi chết thân và cành trắng như xương)”.
Theo lương y Nguyễn Văn Cường, cây xương khỉ chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa ung thư nếu kết hợp với các vị thuốc khác.
Trong Đông y cây xương khỉ có tên gọi mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can, lợi đảm... Mảnh cộng một vị phối ngũ với nhiều vị khác dùng chữa viêm gan, vàng da, giảm tiết mật.
Theo TS. Bác sĩ Đinh Văn Lượng, PGĐ Trung tâm Ung thư Phổi Quốc gia cho hay: “Trong giới y khoa tôi cũng chưa từng nghe thấy ai nhắc tới loại cây xương khỉ có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Còn có thông tin cây thuốc xương khỉ này điều trị tốt ung thư thì chúng tôi phải biết đầu tiên. Tôi cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào chứng minh loại cây này tiêu diệt được tế bào ung thư”.
Theo TS.Đinh Văn Lượng, người dân Việt Nam hiện nay đang có tư tưởng “có bệnh thì vái tứ phương”. Trong khi đó những thông tin về bệnh ung thư đăng tải không có kiểm chứng khiến cho mọi người tin dùng loại cây không có tác dụng bỏ qua cơ hội chững bệnh.
Hiện nay, cách điều trị ung thư phổi tốt nhất là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết và trúng đích. Tùy thuộc vào tiến trình phát triển của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Ung thư phổi nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn”, TS.Đinh Văn Lượng nói.
Dưới đây là kết quả nghiên cứu đã được công bố:
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (TQ)
Theo Đông y truyền thống, cây bìm bịp được dùng để điều trị viêm thận, teo thận, suy thận, sỏi thận, vị cứu tinh của bệnh nhân thận.
Điều trị viêm họng, viêm gan, vàng da, bệnh ngoài da, tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao, viêm dạ dày, thấp khớp, cũng như nhiều loại bệnh ung thư có hiệu quả điều trị tốt.
Năm 1999, Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (TQ) đã đăng ký đề xuất các dự án để chuyên nghiên cứu các tính năng dinh dưỡng và chất độc phổ biến trên nhóm thực vật hoang dã.
Kết quả nghiên cứu được GS.TS Dương Xiêm, chủ nhiệm khoa Rau quả ĐH Nông nghiệp Hoa Nam khẳng định, cây bìm bịp có chứa flavonoid cao, có tác dụng chống ung thư rất cao, và lại là cây không độc hại.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn công bố thêm về các tác dụng khác của cây bìm bịp như sau:
1. Chứa lượng flavonoid phong phú, có tác dụng đáng kể trong phòng chống ung thư. Có thể cải thiện lưu lượng máu toàn thân, nâng cao co bóp cơ tim, cải thiện huyết áp.
2. Thân và rễ chứa betulin, pentacyclic triterpenoids fan.
3. Giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, vitamin, acid amin, có giá trị chữa bệnh đặc thù trong y tế đặc biệt tốt.
4. Chứa nhiều vitamin C, giàu protein thô, chất xơ, khoáng chất và các chất khác.
5. Vitamin C sàng lọc các gốc tự do, cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
6. Cây bìm bịp phơi khô chứa hàm lượng protein thô hơn 45%.
7. Toàn thân cây chứa 17 loại axit amin.
8. Chứa nhiều protein, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt.
Chất xơ trong ruột của con người có thể hấp thụ độ ẩm, kích thích nhu động ruột, có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh khác, điều tiết lượng đường trong máu cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. sợi lo lắng nội dung cỏ thoát thô.
9. Chứa các hàm lượng khoáng chất, phốt pho, canxi, magiê khá cao.
11. Có thể chữa bệnh gãy xương, thiếu máu, vàng da, thấp khớp tắc mạch
12. Chứa một số nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, mangan, đồng và niken.
Kết quả nghiên cứu công bố trong sách Trung dược Đại từ điển (TQ)
Cây bìm bịp được sử dụng chủ yếu để kiểm soát bệnh vàng da, kinh nguyệt không đều, vết bầm tím, sưng và gãy xương, chữa bệnh ung thư.
Nghiên cứu của Khoa rau xanh thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Đông (TQ)
Kết hợp với Trường Cao đẳng nghề trồng rau, Đại học Nông nghiệp Hoa Nam (Trung Quốc) sau khi nghiên cứu về cây bìm bịp đã đưa ra kết luận:
1. Cây bìm bịp là loại rau hoang dã, chứa chất flavonoid cao, có tác dụng chống ung thư ở một mức độ nhất định.
2. Chất Betulin và triterpenoids trong rễ bìm bịp có thể có một tác dụng ở một mức độ nhất định đối với việc điều trị một số bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu của Đài Loan cho rằng, cây bìm bịp chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu. Có thể điều trị một số bệnh như ung thư, thanh nhiệt lợi tiểu, tận diệt ứ sưng, hoạt huyết thông kinh.
Trang báo chuyên biệt về thông tin Y dược Đông y của Đài Loan nghiên cứu giới thiệu rằng, cây bìm bịp dùng để chống viêm, chống virus, chữa đau lưng, điều trị sớm các bệnh tiểu đường…
Theo báo Thông tấn Trung ương của Đài Loan đăng tải, Cục Nông nghiệp Đài Loan nghiên cứu cho thấy, bìm bịp có thể làm dược phẩm chức năng, an toàn để ăn uống.
Theo các nghiên cứu được tạp chí Bách khoa toàn thư Trung Quốc đăng tải, cây bìm bịp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, giải rượu, phòng chống ung thư. Cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, tăng cường co bóp cơ tim, cải thiện huyết áp, giàu protein, giá trị dinh dưỡng cao.
Người Thái hiện vẫn sử dụng loại thảo dược này với tác dụng chống virus nhưng chưa có công trình nghiên cứu riêng về tác dụng chống ung thư.
Cây bìm bịp được sử dụng như là giải pháp điều trị nọc độc và viêm do côn trùng cắn tại các nước như Malaysia và Thái Lan ngoài tác dụng ăn như một món rau.
Truyền thông Malaysia đã đưa tin rất nhiều về trường hợp ông Lưu Liên Huy ở thành phố Taiping, Perak, Malaysia đã trồng rất nhiều cây bìm bịp ở khoảng đất rộng trước nhà.
Ông cung cấp cho rất nhiều người dân ở Malaysia và Singapore và cho rằng nhiều người sau khi uống đã đạt hiệu quả chữa ung thư tốt.
Ông cũng tuyên bố cây bìm bịp có thể chữa được nhiều loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư gan, ung thư phổi, thận, ung thư vú, vòm họng, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư máu, ung thư não, tuyến tiền liệt…
Liên hệ: Cửa hàng An Khang, số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Đường bên hông cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi quẹo phải ; cửa hàng trong hẽm 246 chợ Tầm Vu). ĐT: 0939.889262

Bài thuốc từ cây Quả nổ (Sâm đất)

Bài thuốc từ cây Quả nổ (Sâm đất)


Cây Quả nổ, còn gọi cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách; Tử lị hoa (Trung Quốc); Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo. Tên khoa học Ruellia tuberosa L., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Cỏ đa niên, có củ tròn dài, thân cao 50 cm, vuông, có lông, phù ở trên mắt, phiến lá bầu dục, mặt trên có lông thưa, bìa có rìa lông cứng. Tụ tán ở nách lá. Hoa to, đẹp, lam tím; lá hoa 2 - 3 mm, hẹp, lá đài cao 2,5 cm; vành có ống cao 4 - 5 cm, 5 tai gần nhau bằng nhau; tiểu nhụy 4, trắng, nhị trường, không thò, chỉ dính dài vào ống; nuốm đẹp. Quả nang dài đến 3 cm, nâu đen, nổ mạnh khi tẩm nước; hột tròn dẹp.
Gốc Antilles (Trung Mỹ), du nhập vào Việt Nam vào 1909; mọc hoang phổ biến dựa lộ, bình nguyên và trung nguyên; trổ hoa quanh năm. Trồng một cây sẽ văng hột mọc tứ tung…
Cây chứa leucin, tirosin, valin, glicin; củ chứa hentriacontan, lupeol, sitosterol, stigmasterol, campesterol…
Rễ hạ nhiệt, phát hãn, trị tiểu ít, bón, làm xổ, làm mửa; ở Dominique, rễ trị bạch đái hạ (Ayensu).
Quả nổ chữa tiểu đường (tiêu khát) type 1 (ở Trung Quốc).
Bộ phận dùng: toàn cây (phần thân trên mặt đất) và rễ.
Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị: lá có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc (gây nôn nếu dùng liều cao). Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.
Công dụng: thanh nhiệt (hạ sốt), lợi niệu, giải độc.
Chủ trị: - Toàn cây: chữa tiểu đường type 2.
- Rễ: chữa đau răng; đau bụng; cảm mạo; bệnh gan; cao huyết áp; tiểu đường; nhiễm trùng đường tiểu (Theo “Danh sách các nguồn tài nguyên cây thuốc của Đài Loan (Trung Quốc)”).
Trung Quốc dùng rễ tán bột, uống chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.
Kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ thường dùng rễ củ Sâm đất nấu nước uống làm thuốc bổ (nên có tên gọi là Sâm tanh tách); ở Đăk Lăk dùng chữa sỏi thận và sỏi bàng quang.
Hột Quả nổ, khi ngâm nước sẽ tạo ra một thứ keo như thạch có thể dùng đắp mụn nhọt và các vết đứt.
Liều dùng: 10 - 25 g khô/ngày, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc ứng dụng của cây Quả nổ:
Chữa tiểu đường (type 2, không phụ thuộc insulin): toàn cây tươi 75 g (khô 25 g) sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.
Chữa cao huyết áp: 12 hoa (tươi hoặc khô), lượng nước vừa đủ, sắc uống.
Viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: toàn cây tươi 75 - 112 g (dược liệu khô 25 - 38 g) sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.
Ghi chú: Tác dụng chữa tiểu đường (đái tháo đường), chỉ được nghiên cứu ở cây Quả nổ (Ruellia tuberosa L.); nên cần phân biệt các cây cùng chi Ruellia dưới đây:
1. Quả nổ bò (Ruellia repens L.)
Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Ruelliae Repentis.
2. Quả nổ ống to (Ruellia macrosiphon Kurz).
Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Ruelliae Macrosiphonis.
3. Quả nổ sà (Ruellia patula Jacq).
Bộ phận dùng: lá, rễ - Folium et Radix Ruelliae Patulae.
4. Quả nổ lùn (Song nổ Poilane) - Ruellia poilanei R. Ben..

Bộ phận dùng: lá - Folium Pararuelliae

                                                    Theo : Thuốc vườn nhà

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Chè Vằng, Cao chè vằng lợi sữa, sức khỏe của mẹ, dòng sữa mát cho con.

Chè Vằng, Cao chè vằng lợi sữa, sức khỏe của mẹ, dòng sữa mát cho con.

Ngoài chè xanh, chè vối truyền thống, , người dân miền trung, đặc biệt vùng Nghệ An, HàTĩnh còn hay uống chè Vằng.

Cây chè Vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè Vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh. và không chịu t ác động của con người như bón phân, phun thuốc.

Cây chè Vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè Vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè Vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè Vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái.

Cây chè Vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành giúp cho người mẹ thêm nhiều sữa. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè và giữ ấm cho mùa đông giá lạnh. Ngày nay, chè Vằng được chế biến thành những túi nhỏ và đóng gói, rất tiện lợi cho người sử dụng. Nhờ đó, chè Vằng được xem là một loại chè quý hiếm và rất lợi cho sức khoẻ con người.

Tên khoa học: Jasminum subtriplinerveBlume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.

Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc.

Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.

Hệ thống Cửa hàng An Khang:

Tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262.

Tại Hậu Giang: ĐT: 0939.295.245.