Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Làm đẹp, dưỡng da bằng Y học cổ truyền

40.000
Bột làm đẹp Tây Thi, phương pháp dưỡng da trắng mịn, xóa vết nhăn, nám, tàn nhan bằng YHCT, bí quyết của phụ nữ Sapa Người Dao đỏ - Sapa từ lâu đã rất nổi tiếng với nền văn hóa giàu bản sắc và truyền thống sử dụng cây thuốc phong phú và hiệu quả. Trị liệu bằng phương pháp tắm thuốc và đắp thuốc là nét văn hóa đặc trưng, độc đáo của người Dao. Theo đó, bài thuốc tắm cổ truyền của người Dao Đỏ dành cho phụ nữ sau khi sinh được lưu truyền từ hơn 300 năm được đánh giá là một phương thuốc có một không hai. Cũng từ đó, Liệu pháp đắp mặt nạ bằng dược thảo bảo vệ phụ nữ chủ động, toàn diện và an toàn. Đặc biệt, phụ nữ vùng Tây Bắc có một làn da trắng mịn, hồng hào rất tự nhiên, bởi họ không chỉ sở hữu nét đẹp trời phú mà còn do họ biết sử dụng mỹ phẩm từ thiên nhiên. Bài thuốc gia truyền "Bột làm đẹp Tây Thi" có nguồn gốc từ thiên nhiên mang đến cho phụ nữ Sapa vẻ đẹp tuyệt vời. Đây là sản phẩm làm đẹp dược thảo từ nguồn cây thuốc quý của Sapa. Bột làm đẹp Tây Thi được chắt lọc, phát triển qua nhiều thế hệ đến ngày nay trở thành một loại mỹ phẩm không thể thiếu được của phụ nữ miền vùng núi này. Bột làm đẹp Tây Thi có các tác dụng : - Dưỡng da, tẩy tế bào chết, sát trùng da. - Làm trắng, mịn, đẹp da mặt, căng da, xóa vết tàn nhan, giữ mãi nết trẻ trung, tươi tắn. - Làm mờ vết nám, tàn nhan. Cách dùng: - Dùng sữa tươi không đường và 1 muỗng (thìa) cafe bột thuốc hòa sền sệt, đắp mặt nạ từ 30 - 60 phút, rửa sạch mặt bằng nước ấm. - Đối với da mặt bị nám hoặc tàn nhan thì dùng sữa chua không đường để pha thuốc như trên. - Dùng thường xuyên, da của bạn sẽ trắng mịn, hồng hào tự nhiên. Không cần sài thêm một loại mỹ phẩm nào nữa, đặc biệt ra nắng không bị ăn nắng, không phải kiêng cữ. * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Cửa hàng An Khang: Tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Hạt đình lịch trị mụn trứng cá hiệu quả

180.000 VND
Cây đình lịch còn có tên là mịch lịch, bình lịch, huỳnh lịch tên khoa học Hygrophila salicifolia, thuộc họ ôrô-Acanthacea. Thành phận hóa học và dược chất : Thành phần chưa được nghiên cứu nhiều. Lá chứa 18% tro giàu kalium. Hạt chứa 25% dầu béo và có vết của một alcaloid đắng Đặc tính trị liệu : Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỏa ứ giảm đau Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, chuyên gia về thực vật học, lá cây đình lịch ở Malaysia được dùng đắp chữa vết thương bị sưng phù. Ở ta, hạt đình lịch nhỏ, tròn, dẹp được thu hái để dành. Khi bị mụn nhọt, lấy ngâm nước nóng cho trương nở, tạo chất nhầy kết dính, dùng tay ép lại thành khối và đắp lên mụn nhọt. Cách chữa trị như thế được ghi nhận là giúp mụn nhọt mau “chín”, mềm, gom mủ, dễ vỡ và dễ nặn “ngòi”. Trong sách “Cây cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho biết: Hạt đình lịch còn có tên là mịch lịch, bình lịch, huỳnh lịch; tên khoa học Hygrophila salicifolia, thuộc họ ôrô-Acanthacea, lá cây đình lịch ở Malaysia được dùng đắp chữa vết thương bị sưng phù. Ở nước ta, hạt đình lịch nhỏ, tròn, dẹp được thu hái để dành. Khi bị mụn nhọt, lấy ngâm nước nóng cho trương nở, tạo chất nhầy kết dính, dùng tay ép lại thành khối và đắp lên mụn nhọt. Cách chữa trị như thế được ghi nhận là giúp mụn nhọt mau “chín”, mềm, gom mủ, dễ vỡ và dễ nặn “ngòi’ đình lịch khi thử trong ống nghiệm có tác dụng chống virus, tác dụng gọi là “có tính kháng sinh, đắp nhọt hút mủ tốt” vẫn chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học. Hiện nay, ngoài thị trường có bán Hạt ngũ hoa hay còn gọi là hạt collagen, hạt tảo biển…. thực chất là hạt Đình Lịch Bạn đã từng nghe nói về sản phẩm đắp mặt thiên nhiên có tên rất sang chảnh là hạt collagen, hạt tảo biển, hạt ngũ hoa … đi kèm với tên gọi đó là những công dụng tuyệt vời mà loại mặt nạ này mang lại như làm da trắng căng mịn hồng hào, trị sạch mụn, trị nám…. được những người bán ca tụng. Hạt đình lịch dùng để trị mụn là một phương pháp đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian . Phương pháp này không tốn kém nên được nhiều người sử dụng để trị mụn mủ, mụn trứng cá và có được hiệu quả rất tuyệt vời. Hạt đình lịch có vị ngọt, đắng, tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm đau hóa ứ, vì vậy được sử dụng để trị các loại mụn mủ, trứng cá. Bài thuốc đắp mặt nạ từ hạt đình lịch được tiến hành như sau: ngâm 100g hạt đình lịch vào 200ml nước nóng, sau 5 phút hạt sẽ nở ra và hòa với nước thành một dung dịch đặc, đánh đều và đắp lên vùng có mụn, 30 phút sau khi đắp, đầu mụn sẽ vỡ miệng ra, dùng bông gòn nặn sạch mủ và cùi mụn. Trong phương pháp này, hạt đình lịch có tác dụng như chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, chống viêm làm vết thương mau lành, gom mủ giúp cho mụn mềm và vỡ ra. Đắp mặt nạ vào buổi tối sẽ hiệu quả hơn, rửa sạch mặt trước khi đi ngủ sẽ tránh không phải tiếp xúc với khói bụi, vết thương sẽ nhanh lành và bị nhiễm khuẩn. Sử dụng phương pháp này trong vòng một tuần sẽ tiêu diệt hết các loại mụn và không còn mụn không còn tái phát. Hạt đình lịch tại cửa hàng thảo dược An Khang chỉ với giá 180.000/kg, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo hàng đúng chất lượng sẽ giúp bạn tiêu diệt sạch mụn trứng cá cũng như mụn mủ, mang lại làn da sạch mụn 1 cách an toàn. Địa chỉ : Cửa hàng An Khang, số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Đường bên hông cầu Hưng Lợi, phía bờ Hưng Lợi quẹo phải ; cửa hàng trong hẽm 246 chợ Tầm Vu). ĐT: 0939.889262

Dây thìa canh cho người bị tiểu đường

150.000 VND
Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn độ, Trung quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường. Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc… Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu. Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh. Loại cây này giúp hỗ trợ tuyến tụy sản suất ra insulin trong tiểu đường tuýp 2 nên là một phương pháp điều trị tự nhiên khá tốt cho căn bệnh này. Dây thìa canh cũng cải thiện khả năng giảm đường huyết của insulin trong cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nó làm giảm cảm giác thèm ngọt. Loại thảo dược này có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thuốc uống giảm đường huyết cho tiểu đường tuýp 2. Dây thìa canh tại Việt Nam Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tai 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Nhận thấy đây là 1 cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hoá học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh. Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác. Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả. Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường Nam giới. Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn. Có thể nói việc tìm ra cây Dây thìa canh tại Viêt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe. ( Theo Sức khỏe & Đời sống ) Dây thìa canh – Giải pháp tốt và kinh tế nhất cho người tiểu đường: Dây thìa canh khô (Herba Gymnematis sylvestris), đóng túi 100g và 200g. Giải pháp tốt và kinh tế nhất cho người tiểu đường, mỗi ngày sử dụng chỉ hết 1.600 đ, tương đương 48.000 đ/tháng. Thông tin chi tiết: Sản xuất tại vùng nguyên liệu trồng Dây thìa canh sạch tại Thái Nguyên. Quy trình trồng và thu hái theo tiêu chuẩn VietGAP và GAP (Good Agriculture Practice: Trồng trọt thuốc tốt) của tổ chức Y tế Thế giới WHO. Sản phẩm dùng đun lấy nước uống hàng ngày để giúp hạ và ổn định đường huyết cho người đái tháo đường typ 1 và tuýp 2. Nước uống có mùi vị thơm, dễ uống và đặc biệt không gây cảm giác ngái. Dùng phối hợp với các thuốc điều trị để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, giảm tác dụng không mong muốn của thuốc và giảm liều thuốc khi dùng trong thời gian dài. Cách dùng: Mỗi ngày dùng 10g, đun sôi nhẹ với 500ml nước trong 15 phút, chia 3 phần, uống sau bữa ăn 30 phút. Bảo quản: Trong gói kín, nơi khô mát. Khi đã mở túi nên sử dụng trong 1 tháng. Sản phẩm được đóng túi 100g, 200g. Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất. * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Liên hệ Cửa hàng An Khang Tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262

Cây đỏ ngọn - dược liệu quý điều trị xơ vữa động mạch

125.000 VND
Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch với triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực, khó thở. Nguy hiểm hơn, một số người có thể mắc bệnh nhưng không có biểu hiện gì mà chỉ được xác định khi có cơn nhồi máu cơ tim, suy tim hay loạn nhịp tim. Để người bệnh có thêm một công cụ hữu hiệu chiến đấu với bệnh mạch vành, cùng phương châm “Nam dược trị nam nhân” và phát triển nền y học dân tộc, các nhà dược học đã phát hiện và nghiên cứu sâu hơn về một loài thảo dược phổ biến tại nước ta và được dùng lâu năm theo kinh nghiệm dân gian là cây đỏ ngọn (hay thành ngạnh) với tác dụng hỗ trợ phòng trị bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành - những con số báo động Theo số liệu của WHO đưa ra tháng 4/ 2011, tại Việt Nam, bệnh mạch vành gây ra 78.352 ca tử vong và chiếm gần 15% tổng số ca tử vong. Nguyên nhân của bệnh mạch vành chủ yếu là do lòng mạch bị hẹp và xơ cứng, do tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Cây đỏ ngọn - Thảo dược quý từ dân gian cho bệnh mạch vành Trong số các thảo dược được dùng làm thuốc, cây đỏ ngọn được sử dụng khá lâu theo kinh nghiệm dân gian và gần đây được nghiên cứu và phát hiện có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Cây đỏ ngọn ở Việt Nam có 5 loài, trong đó loài Cratoxylum prunifolium thường thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. Cây đỏ ngọn cũng phân bố phổ biến ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, Indonesia, Cây Đỏ ngọn còn được gọi là cây Thành ngạnh gai, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà… từ rất lâu đã được người dân biết đến và sử dụng như một thần dược trong điều trị xơ vữa động mạch. - Tên khoa học là Cratoxylon prunifolium Dyer, họ Ban - Hypericaceae) Đặc điểm thực vật: cây gỗ nhỏ, mọc hoang tự nhiên ở nhiều vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta, như Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Đây là loài cây ưa sáng và rụng lá vào mùa đông. Bộ phận dùng: lá câyMyanmar, Thái Lan. Cratoxylum formosum là tên khác của loài này. Lá cây Đỏ ngọn chứa flavonoid, có hoạt tính chống oxy hoá cao, có tác dụng hoạt huyết lưu thông mạch máu- ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành, giảm đông máu ở những trường hợp tăng đông, có tác dụng hoạt hóa hệ thần kinh trung ương và tăng cường trí nhớ. - Theo kinh nghiệm, người dân thường thu hái lá về ủ rồi đun nước uống thay nước trà, có tác dụng giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ tốt, giảm đau đầu. Đây được coi là một loại thực phẩm chức năng, tăng cường sức khỏe của cơ thể. - Nước sắc của lá và cành cây Đỏ ngọn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, phục hồi sức khỏe sau khi ốm. Ngoài ra, nước sắc của lá cây còn có tác dụng lên hệ thần kinh, chống các quá trình tạo gốc tự do và có khả năng bảo vệ thành mạch chống lão hóa, miễn dịch in vitro và tốt đối với người bị viêm gan. Các nhà khoa học thuộc Học viện Quân Y – Bộ Quốc Phòng đã nghiên cứu thành công đề tài cấp bộ và cấp cơ sở vể tác dụng cải thiện tuần hoàn não và dự phòng bệnh xơ vữa động mạch của cây Đỏ ngọn. Các nghiên cứu tiến hành tại Học viện Quân y cho thấy, cây đỏ ngọn chứa các nhóm hoạt chất flavonoid, a-xít hữu cơ, saponin, tanin… có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể, chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch- nguy cơ chính gây ra bệnh mạch vành. Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương, dịch chiết từ lá cây đỏ ngọn có tác dụng kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu, lưu thông tuần hoàn. Một số nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc cũng cho thấy, loài này có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, chống oxy hóa và đóng vai trò tiềm năng trong bảo vệ mạch máu khỏi những tác động bất thường hoặc tổn thương. Ngoài ra, thành phần trong cây đỏ ngọn cũng có khả năng thúc đẩy hỗ trợ hệ thần kinh, tăng khả năng hình thành phản xạ có điều kiện. Dựa trên những nghiên cứu trên, ngày nay cây này được xem là dược liệu quý để người ta bào chế dưới dạng viên, thuốc thang, trà để sử dụng điều trị theo hướng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch- nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành. Trong đó, đỏ ngọn phối hợp với nhiều thành phần có lợi cho tim như hoàng bá, đan sâm, sơn tra, L- carnitin… được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu, góp phần giúp người bệnh có một trái tim khỏe mạnh. Tham khảo một số bài thuốc thường dùng từ cây đỏ ngọn (theo sức khoẻ nhi.vn) - Bài 1: Trị cảm sốt chân tay mỏi: Lá cây đỏ ngọn 15g, lá ngải hoa vàng (thanh hao hoa vàng) 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi. - Bài 2: Trị đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ ở người tăng huyết áp: Lá cây đỏ ngọn 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm thay chè uống hàng ngày. - Bài 3: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon… dùng cho phụ nữ sau sinh: Lá cây đỏ ngọn 15 - 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm thay trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối. Ngoài ra ở một số địa phương bà con thường lấy lá hoặc vỏ cây sắc uống điều trịtrị kinh nguyệt không đều, táo bón. Hiện nay, Học viện Quân y đã nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp nhà nước và đã tiến hành sản xuất trà về cây cây cúc lương có tác dụng chống ôxy hóa, hạn chế lão hóa, giúp cải thiện tuần hoàn não, cải thiện giấc ngủ ngon, điều hòa huyết áp, kích thích tiêu hóa, giảm mệt nhọc sau lao động, gắng sức,… nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân. Sản phẩm Trà đỏ ngọn An Khang hỗ trợ chống xơ vữa động mạch bằng cách làm giãn mạch, ngăn chặn hình thành và tạo huyết khối, hạ cholesterol, bảo vệ thành mạch, tăng cường sức khỏe cơ tim, giảm tình trạng đau thắt ngực. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành thông qua tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.
 * Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc trị bệnh
 * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
 Liên hệ mua Trà đỏ ngọn An Khang tại: Cửa hàng An Khang: Tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Cây mật gấu hay Cây Lá Đắng trị tiểu đường

100.000 VNĐ
Thời gian vừa qua, người dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long truyền tai nhau về kinh nghiệm sử dụng cây mật gấu điều trị được nhiều loại bệnh như : tiểu đường, Goutt, viêm gan, và cả đau xương, nhức khớp, thần kinh tọa v.v.. cách sử dụng cây mật gấu, theo kinh nghiệm như sau: Cây mật sử dụng lá tươi hoặc khô: + Sử dụng lá thân mật gấu tươi - hái 8 lá say nhuyễn hòa với 1 long bia uống 2 bữa sáng và tối bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm. + Có thể pha trà uống thay nước hàng ngày. + Thân lá mật gấu ngày sử dụng 20-30g đun nước uống sôi khoảng 15-20 phút uống làm 3 lần mỗi ngày- nếu không có thể hãm uống như trà bài thuốc có rất nhiều công dụng điều trị bệnh. * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. ( Trích Bài Báo Sức Khỏe Đời Sống ) Ông có thể chia sẻ chi tiết hơn về bài thuốc này không ạ ? - Ông bạn tôi chỉ rõ, bài thuốc có 2 thành phần rất đơn giản chỉ gồm lá mật gấu và 1 ly rượu vừa đủ. Bạn tôi cũng bảo, nếu không uống được rượu thì dùng bia, pha với lá cây mật gấu giã nát. Sau khi nghe ông bạn nói, tôi mới ngả ngửa vì trong vườn nhà mình có trồng cây mật gấu này. - Cây này, nhà tôi trồng được mười mấy năm rồi mà không ai biết dùng nó làm gì. Nó rất dễ sống, chỉ cần có gốc hoặc cành cây, mình găm xuống đất là sống. Cây này do bà chị sống nước ngoài của tôi mang vào vườn, kêu người nhà tôi cứ găm đại vào một góc nào đó, sau này dùng làm thuốc điều trị được nhiều bệnh lắm.Tôi ra vườn hái lá mật gấu tươi, rửa sạch rồi giã nát lá pha cùng với 1 cốc bia, vắt nước uống sau khi ăn cơm. Tùy theo thể trạng từng người mà pha bia nhiều hay ít, có người tửu lượng cao thì dùng 1 lon, người yếu hơn thì có thể dùng nửa lon. Còn tôi khi đó chỉ dùng nửa lon bia pha với 7-8 lá mật gấu được giã nát, do tửu lượng yếu nên tôi chỉ uống sau bữa cơm tối, rồi đi ngủ luôn. - Bệnh tình sau đó của ông chuyển biến như thế nào ? - Ban đầu, tôi uống thuốc vẫn thấy bình thường, chưa cảm nhận được gì nhiều. Các cơn đau vẫn “hành” mỗi khi tôi lắc cổ, nhìn nghiêng hay nhấc cánh tay lên. Tôi chỉ cần cử động nhẹ là tay, cổ và vai đau dữ dội. Cộng thêm uống nước thuốc vào thấy vị rất đắng nên tôi cũng hơi ngán. Nhưng nghĩ thuốc đắng mới dã tật, nên tôi vẫn kiên trì uống, bịt mũi uống. - Tôi cảm nhận rõ từ ngày thứ 10 sau khi uống nước này, các cơn đau hình như được kìm chế lại. Thường thì mỗi buổi sáng khi thức dậy, tôi vô ý cử động cánh tay phải là nó đau nhức vô cùng, 3 ngón tay lúc nào cũng trong trạng thái co giật, tê mất cảm giác. Nhưng từ ngày đó trở đi thì các cơn đau dần biến mất và cánh tay tôi nâng lên hạ xuống bình thường không còn cảm giác cứng nhắc hay đau đớn nữa. Thấy thuốc có kết quả bất ngờ, tôi uống thêm 1 tuần nữa rồi nghỉ luôn vì bệnh đã suy giảm. - Trong thời gian uống lá mật gấu với bia, ông có uống thêm thuốc gì không ? - Không. Tôi chỉ dùng lá mật gấu với bia thôi. Ngày đầu không quen, dùng hết 1 lon bia nên tôi say ngủ li bì cả ngày. Rồi từ đó, tôi giảm lượng bia lại chỉ dùng nửa lon thôi. Tôi uống trước khi đi ngủ và sáng thức dậy tôi hay tập thể dục, đi lại rồi tập xoay cổ, nhấc tay lên xuống thôi. - Hiện tại bệnh của ông đã dứt hẳn? - Bệnh đã được điều trị khỏi chưa thì tôi không dám chắc vì ngày đó sau khi uống nước thuốc hết đau nhức, tay được cử động lại bình thường thì tôi bận rộn quá nên cũng quên luôn không đi khám lại, do đó không biết kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên chỉ bằng cảm nhận của bản thân mình thì tôi thấy bệnh đã hết 100%. Cơ thể không còn bị đau nhức, tê mỏi.Dứt thuốc đến nay đã gần 3 năm, tôi không hề thấy bệnh tái phát. Đến nay tôi vẫn khỏe mạnh, đi làm suốt có khi còn khuân vác được vài bao xi măng nữa.Theo kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm qua, lương y Trần Lập ngạc nhiên chia sẻ: Về trường hợp lá cây mật gấu kết hợp với bia có thể điều trị được thoái hóa cột sống cổ thì ông chưa thực nghiệm lần nào, nhưng trường hợp của ông Đàm Hạp là một điều rất bất ngờ và là phát hiện mới mẻ trong Đông y. Cho đến nay, dược tính cây mật gấu đang được các lương y nghiên cứu và hoàn thiện hóa.Được biết mật gấu là loại thảo dược rất dễ trồng, có sức sống cao dù cắm ở đâu cây vẫn sống và phát triển bình thường. Lá cây mật gấu có tính năng giải độc, thanh lộc cơ thể trị được các bệnh về gan. Thân cây, rễ cây có thể điều trị được bệnh cao huyết áp, đường huyết, thoái hóa khớp. * Nhưng cần tìm hiểu rõ hơn về cơ địa người bệnh, mà lương y sẽ xem xét liều lượng và phối hợp cùng một số dược liệu khác. Thông tin về cây mật gấu nam, thực chất là cây lá đắng: Cây Lá Đắng- Trên Báo Gọi Là Cây Mật Gấu - Hiện cây lá đắng đang được lan truyền trên mạng và báo chí rằng đó là cây mật gấu, thực chất nó gây nhầm nhẫn với người sử dụng giữa cây mật gấu có tên gọi là (Hoàng liên ô rô, tên khoa học: Mahonia nepalensis DC) và cây lá đắng có tên khoa học là ( Vernonia amygdalina), và đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và cho kết quả tốt. Để tránh nhầm lẫn chúng tôi xin đưa ra hình ảnh để quý khách không bị nhầm lẫn, các bạn chỉ cần tìm hiểu về tài liệu cây lá đắng trên google . Lá đắng giải rượu: - Tên nước ngoài: Gymnanthemum amygdalinum (Bitter Leaf, Vernonia Tree) thuộc họ Cúc - Asteraceae. - Tên đồng nghĩa Vernonia amygdalina. Lá đắng là loài cây mới được biết đến ở nước ta vào những năm 2012 – 2013, được cho là du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, loại cây này mọc hoang ở nhiều nơi từ Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, vì lá của nó đắng như mật gấu nên người đi vườn đặt cho nó cái tên là lá mật gấu, hiện chưa thấy mô tả trong sách báo cũng như tài liệu dược học, thực vật học của Việt Nam. Đầu năm 2013, Lương y Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Dược liệu thành phố Đà Nẵng, lấy từ nhà bà thím ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang) mang đến cho tôi một mẫu cây đang ra hoa, nhờ xác định là cây gì. Thoạt nhìn, tôi nhận ra ngay đó là cây thuốc mà cách đây 3 - 4 tháng, từng có mấy người mang đến hỏi và tôi đã đem một nhánh cây trồng trong vườn. Cây này rất dễ sống, phát triển cao quá đầu người, nhưng vẫn chưa ra hoa nên chưa thể gửi mẫu đi định danh được. Nay nhờ mẫu cây có hoa, tôi đã thử lên Internet tìm kiếm. May thay, vừa vào một trang mạng thực vật học của Singapore, tôi đã nhận diện cây này với các tên là Gymnanthemum amygdalinum [Bitter Leaf, Vernonia Tree] thuộc họ Cúc - Asteraceae. Tra cứu với các tên đã biết, tôi biết thêm tên đồng nghĩa Vernonia amygdalina. Một tài liệu của các nhà khoa học Malaysia cho biết cây Bitter Leaf (tôi tạm dịch là Lá Đắng, do vị đắng đặc biệt của lá cây này) là một loại cây bụi cao từ 2-10m. Nó được sử dụng rộng rãi như một loại rau xanh hằng ngày hoặc thảo dược để điều trị bệnh sốt rét và tiểu đường. Tiềm năng cây Lá đắng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh biết dùng cây này ăn để trị bệnh ký sinh trùng đường ruột. Sau đó có nhiều nghiên cứu tiếp theo công bố nhiều hoạt chất sinh học khác nhau của loài cây này có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Thành phần cây này bao gồm glucosides steroid, sesquiterpene lactones và flavonoid, là các hợp chất góp phần cho vị đắng và hoạt tính sinh học của nó. Nghiên cứu độc tính cho thấy Lá đắng có độc tính thấp hoặc không có độc, do đó có thể sử dụng lâu dài rất an toàn. Các nhà nghiên cứu còn cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây này điều trị bệnh. Ở Ấn Độ, dùng lá hỗ trợ điều trị tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. Ở Congo, dùng lá và vỏ rễ điều trị kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. Ở Nam Phi, dùng rễ điều trị sán máng (huyết hấp trùng), vô sinh, bế kinh. Ở khu vực Tây Phi, dùng lá làm trà lợi tiểu, điều trị táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan… Đặc biệt, mặc dù Lá đắng mới du nhập vào nước ta (hiện nay chưa thấy trong sách báo cũng như tài liệu dược học, thực vật học của Việt Nam), nhưng qua tiếp xúc một số “đệ tử Lưu Linh” ở các xã Hòa Khương, Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), tôi được biết thêm một kinh nghiệm “chưa từng thấy trong y văn thế giới” là dùng 5 - 7 lá cây này ăn sống hay hãm lấy nước uống sau các trận rượu bia quá chén, thì sáng hôm sau thấy người “khỏe tưng”, “uống rồi như hồi chưa uống”… Nhân mùa xuân mới, xin truyền “bí kíp” này cho quý ông thử ứng dụng và mong ngành Dược nước nhà có chiến lược phát triển nhân trồng, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm hữu ích đa dụng từ cây thuốc mới này để góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà con. * Tùy cơ địa của mỗi người mà tác dụng của thảo dược sẽ khác nhau CÁCH SỬ DỤNG CÂY MẬT GẤU NAM (CÂY LÁ ĐẮNG) + Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống và thoái hóa đĩa đệm, Goutt : sử dụng lá thân mật gấu nam (cây lá đắng) tươi - hái 8 lá say nhuyễn hòa với 1 long bia uống 2 bữa sáng và tối, hoặc tám lá tươi sao héo sau đó pha với nước sôi như pha trà uống thay nước trong ngày. + Bài thuốc trị tiểu đường, men gan cao, mỡ máu…: Thân lá cây mật gấu nam ( Cây lá đắng). Ngày sử dụng 20-30g đun nước uống sôi khoảng 15-20 phút uống làm 3 lần mỗi ngày- nếu không có thể hãm uống như trà bài thuốc có rất nhiều công dụng điều trị bệnh . * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Phân biệt giữa cây mật gấu nam (cây lá đắng) và cây mật gấu Tây Bắc (Hoàng liên Ô rô): - Cây mật gấu hay Hoàng liên ô rô là cây thuốc quý mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là lai châu, sơn la. - Cây mật gấu có nhiều tác dụng và khá hiếm và phải đi lên vùng cao mới có thể tìm được cây mật gấu.Trong cây có các alcoloid nhóm benzyl isoquinolein: gồm berberin, berbamin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin và jatrorrhizin… Rễ còn chứa umbellatin (0,48%) và neprotin. Quả cũng có berberin và jatrorrhizin. Trong đông y, người ta dùng một trong các cây: Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis), Hoàng liên ô rô (M. quifolium), Thổ hoàng bá (M. bealei), Mã hồ (M. fortunei), Hoàng liên ô rô Nhật (M. japonica) cùng họ Berberidaceae và cây Bùi ô rô (Ilex cornuta) họ Aquifoliaceae, cùng một tác dụng, đều với tên “Thập đại công lao”: với vị đắng, tính hàn, quy kinh phế, trừ ho, hạ nhiệt, bổ âm hư, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ. Chúng cũng được chứng minh có tác dụng kháng sinh đối với Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa… Liều dùng: 8 -12 g, sắc uống. Theo sách “Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư” của Phan Lê, Hoàng liên ô rô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ âm hư, trừ ho, tiêu đàm, trị ho ra máu, viêm phổi, ung thư phổi, viêm dạ dày, ruột cấp, lỵ trực trùng, viêm gan siêu vi. Hoàng liên ô rô 30 g, Long quỳ, tức cây Lu lu đực (Solanum nigrum) 30 g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư gan. Dùng dài ngày. Hoàng liên ô rô 60 g, Thạch bì 40 g, Hạ khô thảo 45 g, Cam thảo 9 g. Sắc uống, trị ung thư mũi họng. Hoàng liên ô rô 15 g, Thạch quyết minh 30 g, Toàn yết 6 g, Cương tàm 9 g, Câu đằng 9 g, Trư ương ương (Galium aparine) 30 g, Xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30 g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang, trị ung thư phổi. * Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Quý Khách Đến Địa Chỉ bán cây mật gấu tại Cần Thơ, Hậu Giang: Cửa hàng chúng tôi cung cấp cả hai loại : Cây mật gấu nam (tức cây lá đắng) và cây mật gấu Tây Bắc . Giá bán của chúng tôi: - Cây mật gấu (Hoàng Liên ô rô): nguyên khúc: 120.000đ - Thân, rễ đã sắt lát: 200.000đ/1kg - Cây mật gấu nam (cây lá đắng): - Lá tươi: 50.000đ/1kg - Thân, lá khô:100.000đ/1kg. Cơ sở Trà Thảo dược An Khang tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262

Cây thông đất cho người bị teo não mất trí nhớ tai biến não

100.000 VNĐ
Teo não là một bệnh nặng của thần kinh não gây ra bởi sự thoái hóa, chết và teo nhỏ các tế bào thần kinh khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ và hành vi… của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi (≥ 65 tuổi), nhất là những bệnh nhân đã trải qua tai biến mạch máu não hoặc phẫu thuật chấn thương sọ não, nhưng cũng có những trường hợp nguyên phát xảy ra từ sớm ở những người trẻ tuổi. Năm 2006, trên toàn thể giới có 26,6 triệu người mắc bệnh teo não, mất trí nhớ dự đoán đến năm 2050 tỷ lệ người mắc sẽ rất cao (1/85 người). Các yếu tố nguy cơ bệnh teo não, mất trí nhớ bao gồm: tuổi, tiền sử gia đình, Hội chứng Down, chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc các phẫu thuật não bộ. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng nhớ được việc vừa xảy ra. Nếu nghi ngờ bệnh teo não cần đánh giá hành vi, tác phong và kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh nhầm lẫn, quên nhiều, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Dần dần thờ ơ các hoạt động xã hội, gia đình, thay đổi tâm trạng; mất ngôn ngữ; mất trí nhớ dài hạn; suy giảm các giác quan; tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 7 năm, một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) người bệnh có thể sống thêm 14 năm kể từ khi phát bệnh. Cây thông đất, tên khoa học: Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis; Tên đồng nghĩa: Lycopodium hamiltonii Spring; Tên thường gọi khác: Thạch tùng, thuộc Họ thông đất: Lycopodiaceae. Loài này phân bố ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu, trên núi đá vùng núi cao. Đây là cây thuốc quý hiếm, là phát hiện mới đem lại hy vọng cho những người bệnh teo não, mất trí nhớ, đặc biệt giúp phòng ngừa teo não cho đối tượng bệnh nhân sau tai biến mạch máu, chấn thương sọ não. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập_tên gọi khác là cây thông đất là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Bác sỹ Hoàng Sầm ( Chủ tịch Viện Nghiên cứu y học bản địa Việt Nam ) Thông tin về cây thông đất, còn gọi là Thạch tùng thân gập Cây thông đất (Thạch tùng thân gập) – Vị thảo dược quý đã được phát hiện và sử dụng rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Mới đây, loài thảo dược này đã được tìm thấy ở Việt Nam tại Lâm Đồng, Sa Pa trên vùng núi cao hơn 1000 m. Thạch tùng thân gập hay còn gọi là cây Thông Đất là một loài thân thảo, thuộc họ thông đất, thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Ở Việt Nam loài cây này được tìm thấy ở: rừng Lambiang ở Lâm Đồng, Sapa Lào Cai hay Puxailaileng ở Nghệ An. Loài thảo dược này được biết đến nhiều ở Trung quốc với tên gọi là Qian Ceng Ta, trong các bài thuốc điều trị các bệnh bầm máu, rách cơ, sốt và tâm thần phân lập. Ở Hoa Kỳ, Thạch tùng được sử dụng như thức ăn bổ trợ, sử dụng hàng ngày bán rộng rãi trên thị trường. Ở Đài Loan, Anh, Pháp loài cây này đang được xem là “thần dược”, có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh teo não, Alzheimer và các bệnh thuộc hội chứng sa sút trí tuệ… Theo kết quả báo cáo trong nghiên cứu của viện quốc gia Hoa Kỳ (NIH,USD) Hiệu lực ức chế men phân hủy chất dẫn truyền thần kinh Ach của Hyperzine A tương tự hoặc cao hơn chất ức chế AchE đang dùng trong tây Y điều trị Alzhermer, sa sút trí tuệ như: physostigmine, galanthamin, Donepezil… Cụ thể là khả năng thâm nhập qua hàng rào máu não tốt hơn, sinh khả dụng đường uống cao hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn. Một thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng cải thiện ghi nhớ, suy giảm nhận thức, chức năng của cây thông đất được tiến hành bởi đại học Y- Chiết Giang (Trung Quốc) trên 50 bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Kết quả thật tuyệt vời, có đến 58% trường hợp có cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi chỉ sau khi dùng Huperzine A . Mô tả: Cây mọc trên đất rồi vươn lên; thân cao 30-50cm, phân nhánh nhiều. Lá mọc sít nhau, hình dải nhọn. Bông rất nhiều, tương đối nhỏ, treo thõng ở đầu các cành nhỏ bên, màu nâu nhạt. Túi bào tử gần hình cầu, hai mảnh vỏ không đều nhau. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Lycopodiellae Cernuae. Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và các nước nhiệt đới Á châu. Ở nước ta, cây mọc rất thông thường trong các rừng thưa, các savan, ưa sáng, chịu được hạn, chịu nóng ở nhiều nơi thuộc các độ cao khác nhau. Thành phần hóa học: Trong cây có một alcaloid là cernuin và một lượng nhỏ nicotin. Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng khu phong khử thấp, thư cân hoạt huyết, trấn khái, thu liễm chỉ huyết và lợi niệu. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh can minh mục, khu phong chỉ khái, giải độc, chỉ huyết an thai, thư cân hoạt huyết, lợi niệu. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta thường dùng hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính. Liều dùng 5g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ở Vân Nam (Trung Quốc) được dùng trị đau khớp xương, mồ hôi trộm, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng. Ở Malaixia, nước sắc cây dùng làm thuốc rửa trị phù thũng và cũng dùng trị ho. Tro cây ngâm trong giấm dùng chườm trị phát ban da. Tác dụng của Thạch tùng thân gập trong hỗ trợ điều trị Alzheimer. Huperzine A hoạt chất chính trong thảo dược thạch tùng thân gập Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Với tác dụng ức chế men cholinesterase khá mạnh, Huperzine A hạn chế sự phân hủy chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin (Ach), làm tăng cường dẫn truyền thần kinh vì thế đáp ứng rất tốt với các bệnh lẫn tuổi già, bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Ngoài tác dụng ức chế men cholinesterase, Thạch tùng thân gập còn được biết đến với tác dụng ức chế miễn dịch mạnh giúp hạn chế sự hình thành các mảng bám beta – Amiloid và giảm biến đổi, tan rã Protein Tau (2 nguyên nhân hàng đầu được biết đến gây ra bệnh Alzheimer). Nhờ đó thông tin thần kinh được truyền đạt dễ dàng hơn. Hiện nay, cây Thạch tùng thân gập đang rất được quan tâm, nghiên cứu, khai thác và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn trí nhớ, tổn thương não nhất là bệnh Alzheimer. Ở Việt Nam, đi đầu trong việc nghiên cứu phải kể đến bác sỹ Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học Bản địa Việt nam, ông đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra bài thuốc kết hợp thảo dược thạch tùng thân gập cùng rất nhiều thảo dược quý khác như thành nganh, cao kỷ tử… điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân Alzheimer, sa sút trí tuệ. * Cách sử dụng cây thông đất: - Hỗ trợ điều trị bệnh teo não: Sử dụng cây thông đất để phòng ngừa và điều trị căn bệnh teo não rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 5g khô hay từ 1-2 nhánh thông đất tươi nấu với nước uống hàng ngày sẽ dần hồi phục. Đồng thời, bệnh nhân có thể kết hợp với một số các thảo dược khác để tăng khả năng điều trị bệnh. * Lưu ý tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. - Điều trị viêm gan, phong thấp, đau nhức xương khớp: Mỗi ngày dùng 10g cây thông đất nấu với 1 lít nước, còn khoảng 1 nửa và sử dụng trong ngày. Việc sử dụng cây thông đất rất đơn giản trong việc điều trị bệnh teo não mỗi lần sử dụng khoảng 5g hay 1 đến 2 cây sắc nước uống nếu kết hợp với các thảo dược khác sẽ cho hiệu quả tốt hơn. *Tuy nhiên: Tác dụng của sản phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc điều trị bệnh. * Lưu ý cây có hoát chất mạnh nếu uống quá liều gây ra nôn ói. khi sử dụng thông đất không nên dùng chất kích thích. Giá bán cây thông đất tại Trà Thảo dược An Khang: 350.000đ/kg khô, Được đóng thành gói nhỏ 200g. (Giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển). Địa chỉ bán cây thông đất tại Tp Cần Thơ, Hậu Giang: Cây thông đất là loại dược liệu quý hiếm, nhưng hiện nay có rất nhiều cơ sở bày bán với nhiều giá cả và chất lượng cũng khác nhau; Cây thông đất nếu ở vùng đồi thấp, khi uống có vị tanh. Để giúp bạn đọc mua đúng chất lượng sản phẩm, giá cả phải chăng, hiện nay cơ sở chúng tôi có bán cây thông đất đảm bảo là thông đất thật, được thu hái ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. Cơ sở Trà Thảo dược An Khang tại Cần Thơ: Cơ sở Trà thảo dược An Khang, Số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (vào hẽm 246 chợ Tầm Vu) . ĐT 0939.889.262

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thảo dược với sức khoẻ trong đời sống hiện đại

Thời hiện đại, con người với nhiều nỗi lo toan vất vả, cộng thêm sự ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều khiến cho con người luôn có cảm giá bất an vì sức khoẻ của mình.
Dùng các dược liệu thảo mộc thiên nhiên đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện nay. Do đó việc sử dụng thảo dược thiên nhiên đang ngày càng mọi người ưa chuộng không chỉ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn rất hiệu quả trong làm đẹp. Thảo mộc thiên nhiên giúp chúng ta trẻ hơn.
Đây chính là đặc tính nổi bật nhất của thảo dược thiên nhiên. Nhắc đến làm đẹp người ta thường nhắc đến quá trình lão hóa và sự cần thiết của các hoạt chất chống oxy hóa, giúp duy trì vẻ đẹp cho làn da. Môi trường ô nhiễm ngày này, cùng với đó là cuộc sống bận rộn nên khiến cho các bữa ăn thiếu các chất chống oxy hóa cũng khiến cho tình trạng lão hóa và các bệnh về da ngày càng tăng cao.
Trong thảo dược thiên nhiên thường chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa, giúp phục hồi và tái tạo các tế bào da mới. Thảo mộc có chứa thành phần giúp giảm mỡ máu, giảm béo, tăng điều hòa miễn dịch, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào, giúp ngăn chặn và phục hồi quá trình lão hóa làn da và các tế bào.


Blog này là trang cá nhân của Thảo dược An Khang, được lập nên với mục đích như là một diễn đàn giao lưu, học hỏi, chia sẻ cùng mọi người về những kiến thức, những kinh nghiệm trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh từ những loại thảo dược có sẵn từ khắp các vùng miền ở Việt Nam. Mong được mọi người cùng ủng hộ !